Môn ToánMôn Toán 10Tài liệu PTTHTài liệu theo môn học 2024

Đề Kiểm Tra HK2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức Theo Form Mới Giải Chi Tiết-Đề 7

  • Đề Cương Ôn Tập Học Kỳ 2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án
  • Bộ Đề Thi Học Kỳ 2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án
  • 10 Đề Kiểm Tra Học Kỳ 2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức Có Lời Giải Chi Tiết
  • Bộ Đề Ôn Thi HK2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức Có Lời Giải Chi Tiết
  • Ma Trận Đặc Tả Đề Kiểm Tra Học Kỳ 2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức
  • Bộ Câu Hỏi Ôn Tập Toán 10 Kết Nối Tri Thức Học Kỳ 2
  • Tài Liệu Ôn Tập Toán 10 Kết Nối Tri Thức Học Kỳ 2 Năm Học 2022-2023
  • 150 Câu Trắc Nghiệm Ôn Thi Học Kỳ 2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức
  • Bộ Câu Hỏi Trắc Nghiệm Và Tự Luận Ôn Thi Toán 10 Kết Nối Tri Thức Học Kỳ 2
  • Đề Kiểm Tra Học Kỳ 2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án-Đề 1
  • Đề Kiểm Tra HK 2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án-Đề 2
  • Đề Ôn Thi HK2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức Giải Chi Tiết-Đề 3
  • Đề Ôn Thi HK 2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức Giải Chi Tiết-Đề 4
  • Ma Trận Đặc Tả Đề Thi Học Kỳ 2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức 2023-2024
  • Đề Thi HK2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức Theo Form Mới Giải Chi Tiết-Đề 6
  • Đề Ôn Tập HK 2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức Cấu Trúc Mới Giải Chi Tiết-Đề 5
  • Đề Kiểm Tra HK2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức Theo Form Mới Giải Chi Tiết-Đề 7
  • Đề Cương Ôn Tập HK2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức 2023-2024 Có Đáp Án
  • Bộ 10 Đề Ôn Tập Học Kỳ 2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức Cấu Trúc Mới
  • Đề Cương Ôn Tập HK2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức Theo Từng Dạng Câu Hỏi

Đề kiểm tra HK2 Toán 10 kết nối tri thức theo form mới giải chi tiết-Đề 7 được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 4 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án chọn.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng nhất.

Câu 1. Giá trị nào của $m$ thì đồ thị hàm số $y = {x^2} + 3x + m$ cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt?

A. $m < – frac{9}{4}$. B. $m > – frac{9}{4}$. C. $m > frac{9}{4}$. D. $m < frac{9}{4}$.

Câu 2. Tìm tập xác định của hàm số $y = sqrt {2{x^2} – 5x + 2} $.

A. $left( { – infty ;frac{1}{2}} right]$. B. $left[ {2; + infty } right)$. C. $left( { – infty ;frac{1}{2}} right] cup left[ {2; + infty } right)$. D. $left[ {frac{1}{2};2} right]$.

Câu 3.Cho ba điểm $Aleft( {1; – 2} right),Bleft( {5; – 4} right),Cleft( { – 1;4} right)$. Đường cao $AA’$ của tam giác $ABC$ có phương trình tổng quát là:

A. $3x – 4y + 8 = 0$. B. $3x – 4y – 11 = 0$. C. $ – 6x + 8y + 11 = 0$. D. $8x + 6y + 13 = 0$.

Câu 4.Phương trình đường tròn $left( C right)$ có tâm $Ileft( {1;3} right)$ và tiếp xúc $Ox$ có dạng:

A. ${(x – 3)^2} + {(y – 1)^2} = 4$. B. ${x^2} + {y^2} – 6x – 3y – 1 = 0$.

C. $4{x^2} + 3{y^2} – 2x – y + 1 = 0$. D. ${(x – 1)^2} + {(y – 3)^2} = 9$.

Câu 5.Cho Elip $left( E right):frac{{{x^2}}}{{20}} + frac{{{y^2}}}{{16}} = 1$. Một đường thẳng qua $Aleft( {2;2} right)$ và song song với trục hoành cắt $left( E right)$ tại 2 điểm phân biệt $M,N$. Tính độ dài $MN$.

A. $3sqrt 5 $. B. $15sqrt 2 $. C. $2sqrt {15} $. D. $5sqrt 3 $.

Câu 6. Một hộp đồ chơi có 6 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ. Hỏi có bao nhiêu cách lấy ra 1 viên?

A. 11 B. 5 C. 6 D. 30

Câu 7. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm hai chữ số khác nhau mà hai số này đều lẻ?

A. $A_5^2$ B. $C_5^2$ C. 5 ! D. ${5^2}$

Câu 8. Từ các chữ số $0,1,2,3,4$ có thể tạo ra được bao nhiêu số tự nhiên gồm ba chữ số khác nhau?

A. 60 B. 100 C. 48 D. 24

Câu 9.Tìm số hạng không chứa $x$ trong khai triển của nhị thức ${left( {{x^3} – frac{1}{{{x^2}}}} right)^5}$

A. -10 . B. -5 . C. 10 . D. 5 .

Câu 10.Số hạng chính giữa trong khai triển ${(3x + 2y)^4}$ là:

A. $C_4^2{x^2}{y^2}$. B. $6{(3x)^2}{(2y)^2}$. C. $6C_4^2{x^2}{y^2}$. D. $36C_4^2{x^2}{y^2}$.

Câu 11.Một hộp đựng 10 thẻ, đánh số từ 1 đến 10. Chọn ngẫu nhiên 3 thẻ.

Gọi $A$ là biến cố để tổng số của 3 thẻ được chọn không vượt quá 8 . Số phần tử của biến cố $A$ là:

A. 2 . B. 3 . C. 4 . D. 5 .

Câu 12. Gieo một đồng tiền liên tiếp 3 Lần. Tính xác suất của biến cố $A$ : “Có đúng 2 lần xuất hiện mặt sấp”?

A. $Pleft( A right) = frac{1}{2}$. B. $Pleft( A right) = frac{3}{8}$. C. $Pleft( A right) = frac{7}{8}$. D. $Pleft( A right) = frac{1}{4}$.

Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1.Cho hàm số $y = fleft( x right)$ có đồ thị như hình dưới đây.

Các mệnh đề sau đúng hay sai?

a) $fleft( x right) < 0$ khi và chỉ khi $x in left( {1;3} right)$;

b) $fleft( x right) leqslant 0$ khi và chỉ khi $x in left( { – infty ;1left] cup right[3; + infty } right)$;

c) $fleft( x right) > 0$ khi và chỉ khi $x in left( {1;3} right)$;

d) $fleft( x right) geqslant 0$ khi và chỉ khi $x in left[ {1;3} right]$.

Câu 2. Khai triển ${(1 – x)^6}$. Khi đó

a) Hệ số của ${x^2}$ trong khai triển là $C_6^2$

b) Hệ số của ${x^3}$ trong khai triển là $C_6^3$

c) Hệ số của ${x^5}$ trong khai triển là $ – C_6^5$

d) $C_6^0 – C_6^1 + C_6^2 – C_6^3 + C_6^4 – C_6^5 + C_6^6 = 1$

Câu 3.Cho elip $left( E right)$ có dạng $frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1(a > b > 0)$, đi qua các điểm $Aleft( {7;0} right)$ và $Bleft( {0;5} right)$. Khi đó:

a) ${a^2} = 7$

b) ${a^2} – {b^2} = 6$

c) Điểm $Cleft( {1;1} right)$ nằm bên trong elip $left( E right)$

d) Tiêu cự của elip bằng $2sqrt 6 $

Câu 4.Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Khi đó:

a) Xác suất để “Số chấm xuất hiện trên hai mặt bằng nhau” bằng: $frac{1}{6}$

b) Xác suất để “Có đúng một mặt 6 chấm xuất hiện” bằng: $frac{5}{8}$

c) Xác suất để “Có ít nhất một mặt 6 chấm xuất hiện” bằng: $frac{{11}}{{36}}$

d) Xác suất để “Tổng số chấm xuất hiện nhỏ hơn 9” bằng: $frac{3}{{14}}$.

Phần 3. Câu trả lời ngắn.
Thí sinh trả lời đáp án từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Cho phương trình $sqrt {2{x^2} – 2mx – 4} = x – 1$. Tìm tất cả các giá trị của tham số $m$ sao cho phương trình đã cho có nghiệm.

Câu 2. Với giá trị nào của $m$ thì hai đường thẳng ${Delta _1}:2x – 3my + 10 = 0$ và ${Delta _2}:mx + 4y + 1 = 0$ cắt nhau?

Câu 3. Cho Parabol $left( P right):{y^2} = 16x$ và đường thẳng $left( d right):x = a(a > 0)$. Tìm $a$ để $left( d right)$ cắt $left( P right)$ tại hai điểm phân biệt $A$ và $B$ sao cho $widehat {AOB} = {120^ circ }$.

Câu 4. Cho 18 điểm phân biệt. Hỏi có bao nhiêu vectơ khác $vec 0$ sao cho điểm đầu và điểm cuối của mỗi vectơ đó là 2 trong 18 điểm đã cho?

Câu 5. Tính tổng sau $S = C_{10}^0 + C_{10}^1 + ldots + C_{10}^{10}$.

Câu 6. Gieo đồng thời hai viên xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất để tổng số chấm xuất hiện trên hai viên xúc xắc bằng: 12 .

ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI THAM KHẢO

Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án chọn.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thi sinh chỉ chọn một phuơng án đúng nhất.

1D 2C 3B 4D 5C 6A
7A 8C 9A 10D 11C 12B

Câu 1. Giá trị nào của $m$ thì đồ thị hàm số $y = {x^2} + 3x + m$ cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt?

A. $m < – frac{9}{4}$.

B. $m > – frac{9}{4}$.

C. $m > frac{9}{4}$.

D. $m < frac{9}{4}$.

Chọn D

Lời giải

Phương trình hoành độ giao điểm của parabol với trục hoành: ${x^2} + 3x + m = 0left( * right)$. Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt $ Leftrightarrow $ Phương trình $left( * right)$ có hai nghiệm phân biệt

$ Leftrightarrow Delta > 0 Leftrightarrow {3^2} – 4m > 0 Leftrightarrow 9 – 4m > 0 Leftrightarrow m < frac{9}{4}$.

Câu 2.Tìm tập xác định của hàm số $y = sqrt {2{x^2} – 5x + 2} $.

A. $left( { – infty ;frac{1}{2}} right]$.

B. $left[ {2; + infty } right)$.

C. $left( { – infty ;frac{1}{2}} right] cup left[ {2; + infty } right)$.

D. $left[ {frac{1}{2};2} right]$.

Chọn C

Lời giải

Hàm số xác định $ Leftrightarrow 2{x^2} – 5x + 2 geqslant 0$.

Xét $fleft( x right) = 2{x^2} – 5x + 2;fleft( x right) = 0 Leftrightarrow left[ {begin{array}{*{20}{l}}
{x = 2} \
{x = frac{1}{2}}
end{array}} right.$

Bảng xét dấu:

Ta có: $fleft( x right) geqslant 0 Leftrightarrow x in left( { – infty ;frac{1}{2}} right] cup left[ {2; + infty } right)$.

Vậy, tập xác định hàm số: $D = left( { – infty ;frac{1}{2}} right] cup left[ {2; + infty } right)$.

Câu 3.Cho ba điểm $Aleft( {1; – 2} right),Bleft( {5; – 4} right),Cleft( { – 1;4} right)$. Đường cao $AA’$ của tam giác $ABC$ có phương trình tổng quát là:

A. $3x – 4y + 8 = 0$.

B. $3x – 4y – 11 = 0$.

C. $ – 6x + 8y + 11 = 0$.

D. $8x + 6y + 13 = 0$.

Chọn B

Lời giải

Ta có:

$overrightarrow {BC} = left( { – 6;8} right)$; đường thẳng $Aoverrightarrow {A’} $ qua $Aleft( {1; – 2} right)$ và nhận $vec n = – frac{1}{2}overrightarrow {BC} = left( {3; – 4} right)$

là một vectơ pháp tuyến, vì vậy phương trình tổng quát của $AA’$ là:

$3left( {x – 1} right) – 4left( {y + 2} right) = 0 Leftrightarrow 3x – 4y – 11 = 0$.

Câu 4. Phương trình đường tròn $left( C right)$ có tâm $Ileft( {1;3} right)$ và tiếp xúc $Ox$ có dạng:

A. ${(x – 3)^2} + {(y – 1)^2} = 4$.

B. ${x^2} + {y^2} – 6x – 3y – 1 = 0$.

C. $4{x^2} + 3{y^2} – 2x – y + 1 = 0$.

D. ${(x – 1)^2} + {(y – 3)^2} = 9$.

Lời giải

Chọn D (C) tiếp xúc $Ox Rightarrow R = left| b right| = 3$. Vậy ${(x – 1)^2} + {(y – 3)^2} = 9$.

Câu 5. Cho Elip $left( E right):frac{{{x^2}}}{{20}} + frac{{{y^2}}}{{16}} = 1$. Một đường thẳng qua $Aleft( {2;2} right)$ và song song với trục hoành cắt $left( E right)$ tại 2 điểm phân biệt $M,N$. Tính độ dài $MN$.

A. $3sqrt 5 $.

B. $15sqrt 2 $.

C. $2sqrt {15} $.

D. $5sqrt 3 $.

Lời giải

Chọn $C$

d: $y = 2$. Tọa độ giao điểm của $left( d right)$ và $left( E right)$ là nghiệm của hệ phương trình:

$left{ {begin{array}{*{20}{c}}
{y = 2} \
{frac{{{x^2}}}{{20}} + frac{{{y^2}}}{{16}} = 1}
end{array} Leftrightarrow left{ {begin{array}{*{20}{c}}
{y = 2} \
{x = pm sqrt {15} }
end{array}} right.} right.$

Câu 6. Một hộp đồ chơi có 6 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ. Hỏi có bao nhiêu cách lấy ra 1 viên?

A. 11

B. 5

C. 6

D. 30

Lời giải

Chọn A

Áp dụng quy tắc cộng ta có số cách lấy ra một viên bi là: $6 + 5 = 11$.

Câu 7. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm hai chữ số khác nhau mà hai số này đều lẻ?

A. $A_5^2$

B. $C_5^2$

C. 5 !

D. ${5^2}$

Chọn A

Lời giải

Xét tập $A = left{ {0;1;2;3;4;5;6;7;8;9} right}$. Ta thấy tập $A$ gồm 5 chữ số chẵn và 5 chữ số lẻ.

Mỗi số tự nhiên gồm hai chữ số khác nhau mà hai chữ số này đều lẻ chính là một chỉnh hợp chập hai của năm chữ số lẻ.

Câu 8.Từ các chữ số $0,1,2,3,4$ có thể tạo ra được bao nhiêu số tự nhiên gồm ba chữ số khác nhau?

A. 60

B. 100

C. 48

D. 24

Chọn C

Lời giải

Gọi $overline {abc} $ là số tự nhiêm gồm ba chữ số khác nhau được lập từ các chữ số $0;1;2;3;4$.

Với $a ne 0$ thì các số thỏa mãn yêu cầu bài toán là $4 cdot A_4^2 = 48$.

Câu 9.Tìm số hạng không chứa $x$ trong khai triển của nhị thức ${left( {{x^3} – frac{1}{{{x^2}}}} right)^5}$

A. -10 .

B. -5 .

C. 10 .

D. 5 .

Lời giải

Chọn A

Số hạng tổng quát của khai triển ${left( {{x^3} – frac{1}{{{x^2}}}} right)^5}$ là: ${T_{k + 1}} = C_5^k{( – 1)^k}{x^{15 – 5k}}$. Úng với số hạng không chứa $x$ ta có $k = 3$.

Số hạng không chứa $x$ trong khai triển là $C_5^3{( – 1)^3} = – 10$.

Câu 10.Số hạng chính giữa trong khai triển ${(3x + 2y)^4}$ là:

A. $C_4^2{x^2}{y^2}$.

B. $6{(3x)^2}{(2y)^2}$.

C. $6C_4^2{x^2}{y^2}$.

D. $36C_4^2{x^2}{y^2}$.

Chọn D

Lời giải

Số hạng tổng quát của khai triển ${(3x + 2y)^4}$ là: ${T_{k + 1}} = C_4^k{3^{4 – k}}{2^k}{x^{4 – k}}{y^k}$.

Suy ra hệ số của số hạng thứ ba là: ${T_3} = C_4^2{3^2}{2^2}{x^2}{y^2} = 36C_4^2{x^2}{y^2}$.

Hệ số của số hạng chính giữa là: $36C_4^2$.

Câu 11. Một hộp đựng 10 thẻ, đánh số từ 1 đến 10. Chọn ngẫu nhiên 3 thẻ.

Gọi $A$ là biến cố để tổng số của 3 thẻ được chọn không vượt quá 8 . Số phần tử của biến cố $A$ là:

A. 2 .

B. 3 .

C. 4 .

D. 5 .

Chọn C

Lời giải

Liệt kê ta có: $A = left{ {left( {1;2;3} right);left( {1;2;4} right);left( {1;2;5} right);left( {1;3;4} right)} right}$.

Câu 12. Gieo một đồng tiền liên tiếp 3 Lần. Tính xác suất của biến cố $A$ : “Có đúng 2 lần xuất hiện mặt sấp”?

A. $Pleft( A right) = frac{1}{2}$.

B. $Pleft( A right) = frac{3}{8}$.

C. $Pleft( A right) = frac{7}{8}$.

D. $Pleft( A right) = frac{1}{4}$.

Chọn B

Lời giải

Chọn 2 trong 3 lần để xuất hiện mặt sấp có $C_3^2 = 3$ cách.

2 lần xuất hiện mặt sấp có xác suất mỗi lần là $frac{1}{2}$. Lần xuất hiện mặt ngửa có xác suất là $frac{1}{2},Pleft( A right) = 3 cdot frac{1}{2} cdot frac{1}{2} cdot frac{1}{2} = frac{3}{8}$.

Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1.Cho hàm số $y = fleft( x right)$ có đồ thị như hình dưới đây.

Các mệnh đề sau đúng hay sai?

a) $fleft( x right) < 0$ khi và chỉ khi $x in left( {1;3} right)$;

b) $fleft( x right) leqslant 0$ khi và chỉ khi $x in left( { – infty ;1left] cup right[3; + infty } right)$;

c) $fleft( x right) > 0$ khi và chỉ khi $x in left( {1;3} right)$;

d) $fleft( x right) geqslant 0$ khi và chỉ khi $x in left[ {1;3} right]$.

Lời giải

a) Đúng

b) Sai

c) Sai

d) Sai

Nhìn vào đồ thị hàm số đã cho nằm phía dưới trục hoành ta suy ra được $left{ {begin{array}{*{20}{l}}
{y < 0} \
{x in left( {1;3} right)}
end{array}} right.$

Câu 2. Khai triển ${(1 – x)^6}$. Khi đó

a) Hệ số của ${x^2}$ trong khai triển là $C_6^2$

b) Hệ số của ${x^3}$ trong khai triển là $C_6^3$

c) Hệ số của ${x^5}$ trong khai triển là $ – C_6^5$

d) $C_6^0 – C_6^1 + C_6^2 – C_6^3 + C_6^4 – C_6^5 + C_6^6 = 1$

Lời giải

a) Đúng b) Sai c) Đúng d) Sai

Ta có: ${(1 – x)^6} = C_6^0 – C_6^1x + C_6^2{x^2} – C_6^3{x^3} + C_6^4{x^4} – C_6^5{x^5} + C_6^6{x^6}left( * right)$.

Thay $x = 1$ vào $left( * right)$, ta được: ${(1 – 1)^6} = C_6^0 – C_6^1 + C_6^2 – C_6^3 + C_6^4 – C_6^5 + C_6^6 = S$. Vậy $S = 0$.

Câu 3. Cho elip $left( E right)$ có dạng $frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1(a > b > 0)$, đi qua các điểm $Aleft( {7;0} right)$ và $Bleft( {0;5} right)$. Khi đó:

a) ${a^2} = 7$

b) ${a^2} – {b^2} = 6$

c) Điểm $Cleft( {1;1} right)$ nằm bên trong elip $left( E right)$

d) Tiêu cự của elip bằng $2sqrt 6 $

Lời giải

a) Sai b) Sai c) Đúng d) Đúng

Vì elip $left( E right)$ đi qua các điểm $Aleft( {7;0} right)$ và $Bleft( {0;5} right)$ nên $left{ {begin{array}{*{20}{l}}
{frac{{{7^2}}}{{{a^2}}} + frac{{{0^2}}}{{{b^2}}} = 1} \
{frac{{{0^2}}}{{{a^2}}} + frac{{{5^2}}}{{{b^2}}} = 1}
end{array} Leftrightarrow left{ {begin{array}{*{20}{l}}
{{a^2} = 49} \
{{b^2} = 25}
end{array}} right.} right.$

Vậy phương trình chính tắc của đường elip $left( E right)$ là: $frac{{{x^2}}}{{49}} + frac{{{y^2}}}{{25}} = 1$.

Câu 4. Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Khi đó:

a) Xác suất để “Số chấm xuất hiện trên hai mặt bằng nhau” bằng: $frac{1}{6}$

b) Xác suất để “Có đúng một mặt 6 chấm xuất hiện” bằng: $frac{5}{8}$

c) Xác suất để “Có ít nhất một mặt 6 chấm xuất hiện” bằng: $frac{{11}}{{36}}$

d) Xác suất để “Tổng số chấm xuất hiện nhỏ hơn 9” bằng: $frac{3}{{14}}$.

Lời giải

a) Đúng

b) Sai

c) Đúng

d) Sai

Không gian mẫu $Omega = left{ {left( {i;j} right)mid i,j = 1,2, ldots ,6} right}$

Số phần tử của không gian mẫu: $nleft( Omega right) = 6.6 = 36$.

a) Biến cố $A$ : “Số chấm xuất hiện trên hai mặt bằng nhau”.

$A = left{ {left( {1;1} right);left( {2;2} right);left( {3;3} right);left( {4;4} right);left( {5;5} right);left( {6;6} right)} right}$.

$nleft( A right) = 6$. Xác suất của biến cố $A:Pleft( A right) = frac{{nleft( A right)}}{{nleft( Omega right)}} = frac{1}{6}$.

b) Biến cố B: “Có đúng một mặt 6 chấm xuất hiện”.

$B = left{ {left( {1;6} right);left( {2;6} right);left( {3;6} right);left( {4;6} right);left( {5;6} right);left( {6;1} right);left( {6;2} right);left( {6;3} right);left( {6;4} right);left( {6;5} right)} right}$

$nleft( B right) = 10$. Xác suất của biến cố $B:Pleft( B right) = frac{{nleft( B right)}}{{nleft( Omega right)}} = frac{5}{{18}}$.

c) Biến cố C:”Có ít nhất một mặt 6 chấm xuất hiện”.

$C = left{ {left( {1;6} right);left( {2;6} right);left( {3;6} right);left( {4;6} right);left( {5;6} right);left( {6;1} right)} right.$$;left. {left( {6;2} right);left( {6;3} right);left( {6;4} right);left( {6;5} right);left( {6;6} right)} right}$.

$nleft( C right) = 11$. Xác suất của biến cố $C:Pleft( C right) = frac{{nleft( C right)}}{{nleft( Omega right)}} = frac{{11}}{{36}}$.

d) Biến cố D: “Tổng số chấm xuất hiện nhỏ hơn 9”.

Biến cố đối $overline D $ : “Tổng số chấm xuất hiện không nhỏ hơn 9”.

$overline D = left{ {left( {4;5} right);left( {4;6} right);left( {5;4} right);left( {5;5} right);left( {5;6} right);left( {6;3} right)left( {6;4} right);left( {6;5} right);left( {6;6} right)} right}$.

$nleft( {overline D } right) = 9$. Xác suất của biến cố $overline D :Pleft( {overline D } right) = frac{{nleft( {overline D } right)}}{{nleft( Omega right)}} = frac{1}{4}$.

$Pleft( D right) + Pleft( {overline D } right) = 1 Rightarrow Pleft( D right) = 1 – Pleft( {overline D } right) = frac{3}{4}$.

Phần 3. Câu trả lời ngắn.
Thí sinh trả lời đáp án từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Cho phương trình $sqrt {2{x^2} – 2mx – 4} = x – 1$. Tìm tất cả các giá trị của tham số $m$ sao cho phương trình đã cho có nghiệm.

Trả lời: $m in left[ { – 1; + infty } right)$

$sqrt {2{x^2} – 2mx – 4} = x – 1$$ Leftrightarrow left{ {begin{array}{*{20}{l}}
{x geqslant 1} \
{2{x^2} – 2mx – 4 = {x^2} – 2x + 1}
end{array}} right.$

$ Leftrightarrow left{ {begin{array}{*{20}{l}}
{x geqslant 1} \
{{x^2} – 2left( {m – 1} right)x – 5 = 0left( {{;^*}} right)}
end{array}} right.$

Do pt $left( * right)$ có $ac = – 5 < 0$ nên pt $left( * right)$ luôn có 2 nghiệm trái dấu.

Nên để pt đã cho có nghiệm thì pt $left( {{;^*}} right)$ có 2 nghiệm ${x_1},{x_2}$ thỏa mãn ${x_1} < 1 leqslant {x_2} Leftrightarrow left( {{x_1} – 1} right)left( {{x_2} – 1} right) leqslant 0$ $ Leftrightarrow {x_1}{x_2} – left( {{x_1} + {x_2}} right) + 1 leqslant 0$

$ Leftrightarrow – 5 – 2left( {m – 1} right) + 1 leqslant 0 Leftrightarrow m geqslant – 1$.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm khi $m in left[ { – 1; + infty } right)$.

Câu 2. Với giá trị nào của $m$ thì hai đường thẳng ${Delta _1}:2x – 3my + 10 = 0$ và ${Delta _2}:mx + 4y + 1 = 0$ cắt nhau?

Trả lời: $m in mathbb{R}$

Lời giải

Hai đường thẳng ${Delta _1},{Delta _2}$ có cặp vectơ pháp tuyến ${vec n_1} = left( {2; – 3m} right),{vec n_2} = left( {m;4} right)$.

Điều kiện để ${Delta _1}$ cắt ${Delta _2}$. là ${vec n_1},{vec n_2}$ không cùng phương

$ Leftrightarrow 2.4 ne – 3m.m Leftrightarrow {m^2} ne – frac{8}{3}$ (đúng với mọi $m in mathbb{R}$ ).

Vậy với mọi số thực $m$ thì ${Delta _1},{Delta _2}$ luôn cắt nhau tại một điểm.

Câu 3.Cho Parabol $left( P right):{y^2} = 16x$ và đường thẳng $left( d right):x = a(a > 0)$. Tìm $a$ để $left( d right)$ cắt $left( P right)$ tại hai điểm phân biệt $A$ và $B$ sao cho $widehat {AOB} = {120^ circ }$.

Trả lời: $a = frac{{16}}{3}$

Lời giải

Tìm $a$ để $left( d right)$ cắt $left( P right)$ tại hai điểm phân biệt $A$ và $B$ sao cho $widehat {AOB} = {120^ circ }$.

Ta có: $x = a Rightarrow {y^2} = 16a Rightarrow y = pm 4sqrt a (a > 0)$$ Rightarrow Aleft( {a; – 4sqrt a } right),Bleft( {a;4sqrt a } right)$.

$widehat {AOB} = {120^ circ } Leftrightarrow left( {overrightarrow {OA} ,overrightarrow {OB} } right) = {120^ circ }$$ Leftrightarrow cosleft( {overrightarrow {OA} ,overrightarrow {OB} } right) = cos{120^ circ }$

$ Leftrightarrow frac{{{a^2} – 16a}}{{sqrt {{a^2} + 16a} cdot sqrt {{a^2} + 16a} }} = – frac{1}{2} Leftrightarrow a = frac{{16}}{3}.$

Câu 4.Cho 18 điểm phân biệt. Hỏi có bao nhiêu vectơ khác $vec 0$ sao cho điểm đầu và điểm cuối của mỗi vectơ đó là 2 trong 18 điểm đã cho?

Trả lời: 306

Lời giải

Mỗi cách chọn một vectơ là một cách chọn 2 điểm trong 18 điểm đã cho rồi xếp thứ tự điểm đầu và điểm cuối, tức là một chỉnh hợp chập 2 của 18 phần tử. Vậy số vectơ thoả mãn đề bài là: $A_{18}^2 = 306$.

Câu 5.Tính tổng sau $S = C_{10}^0 + C_{10}^1 + ldots + C_{10}^{10}$.

Trả lời: 1024

Lời giải

Xét khai triển .

Ta chọn $a = b = 1$, thu được ${(1 + 1)^{10}} = C_{10}^0 + C_{10}^1 + ldots + C_{10}^{10}$.

Vậy $S = {2^{10}} = 1024$.

Câu 6.Gieo đồng thời hai viên xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất để tổng số chấm xuất hiện trên hai viên xúc xắc bằng: 12 .

Trả lời: $frac{1}{{36}}$

Ta có $nleft( Omega right) = 36$.

Lời giải

Gọi $B$ là biến cố tổng số chấm trên hai viên xúc xắc bằng 12 .

$B = left{ {left( {6;6} right)} right}$. Do đó, ta có $nleft( B right) = 1$.

Vậy xác suất của biến cố $B$ là: $Pleft( B right) = frac{{nleft( B right)}}{{nleft( Omega right)}} = frac{1}{{36}}$.

Đề Kiểm Tra HK2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức Theo Form Mới Giải Chi Tiết-Đề 7

5/5 - (1 bình chọn)
Không có icon nào được chọn.

Xem tài liệu Online

Download Tài Liệu

       

(Dùng pass: tailieuhoc.org để giải nén nếu đòi pass)

Tài liệu Học Tập

Download Tài liệu học tập miễn phí, Bài giảng dạy chất lượng cao ở cấp THPT và THCS. Các chuyên đề, bài tập, đề thi học kỳ, đề kiểm tra 1 tiết, đề thi thử đại học , Đề thi đại học các năm

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button