Môn Toán 12

Cách Tìm GTLN Và GTNN Của Hàm Số Trên Một Khoảng Một Đoạn

Các Dạng Bài Tập Về Giá Trị Lớn Nhất Và Nhỏ Nhất Của Hàm Số Giải Chi Tiết

  • Cách Tìm GTLN Và GTNN Dựa Vào Bảng Biến Thiên Và Đồ Thị Dạng Cơ Bản
  • Cách Tìm GTLN Và GTNN Của Hàm Số Trên Một Khoảng Một Đoạn
  • Cách Xác Định m Để GTLN Và GTNN Của Hàm Số Bằng Một Số Cho Trước
  • 20 Câu Trắc Nghiệm GTLN Và GTNN Lớp 12 Dạng Đúng Sai Giải Chi Tiết
  • Phương Pháp Tìm GTLN Và GTNN Của Hàm Số Chứa Giá Trị Tuyệt Đối Lớp 12
  • 20 Câu Hỏi Trả Lời Ngắn GTLN Và GTNN Của Hàm Số Lớp 12 Giải Chi Tiết

I. Tìm GTLN và GTNN trên một khoảng, nữa khoảng

1. Phương pháp

– Để tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trên tập $D$, ta thường lập bảng biến thiên của hàm số trên tập $D$ để kết luận.

– Ta quy ước rằng khi nói giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số $f(x)$ (mà không nói “trên tập $D$ “) thì ta hiểu đó là giá trị lớn nhất hay giá trị nhỏ nhất của $f(x)$ trên tập xác định của hàm số.

2. Các ví dụ

Ví dụ 1.Tìm GTLN và GTNN của hàm số $y = frac{{3x – 2}}{{x – 1}}$ trên khoảng $left( {1; + infty } right)$.

Lời giải

Ta có: $y’ = frac{{3.( – 1) – ( – 2).1}}{{{{left( {x – 1} right)}^2}}} = frac{{ – 1}}{{{{left( {x – 1} right)}^2}}} < 0,,forall x in left( {1; + infty } right)$.

Bảng biến thiên

Vậy

– Không tồn tại giá trị lớn nhất trên $left( {1; + infty } right)$.

– Không tồn tại giá trị nhỏ nhất trên $left( {1; + infty } right)$.

Ví dụ 2.Tìm GTLN và GTNN của hàm số $y = frac{{4x – 3}}{{x + 2}}$ trên nữa khoảng $left( { – 2;7} right]$.

Lời giải

Ta có: $y’ = frac{{4.2 – ( – 3).1}}{{{{left( {x + 2} right)}^2}}} = frac{{11}}{{{{left( {x + 2} right)}^2}}} > 0,,forall x in left( { – 2;7} right]$.

Bảng biến thiên

Vậy

– $mathop {max}limits_{left( { – 2;7} right]} = yleft( 7 right) = frac{{25}}{9}$.

– Không tồn tại giá trị nhỏ nhất trên $left( { – 2;7} right]$.

Ví dụ 3.Tìm GTLN và GTNN của hàm số $y = frac{{{x^2} – 2x + 16}}{{x – 2}}$ trên khoảng $left( {2; + infty } right)$.

Lời giải

Ta có: $y’ = frac{{{{left( {{x^2} – 2x + 16} right)}^prime }left( {x – 2} right) – left( {{x^2} – 2x + 16} right){{left( {x – 2} right)}^prime }}}{{{{left( {x – 2} right)}^2}}}$

$ = frac{{left( {2x – 2} right)left( {x – 2} right) – left( {{x^2} – 2x + 16} right).1}}{{{{left( {x – 2} right)}^2}}}$

$ = frac{{2{x^2} – 4x – 2x + 4 – {x^2} + 2x – 16}}{{{{left( {x – 2} right)}^2}}}$$ = frac{{{x^2} – 4x – 12}}{{{{left( {x – 2} right)}^2}}}$.

$y’ = 0 Leftrightarrow frac{{{x^2} – 4x – 12}}{{{{left( {x – 2} right)}^2}}} = 0$

$ Rightarrow {x^2} – 4x – 12 = 0 Leftrightarrow left[ begin{gathered}
x = 6,,(nhận) hfill \
x = – 2,,(loại) hfill \
end{gathered} right.$

Bảng biến thiên

Vậy

– $mathop {min }limits_{left( {2; + infty } right)} y = y(6) = 10$

– Không tồn tại giá trị lớn nhất trên $left( {2; + infty } right)$.

Ví dụ 4.Tìm GTLN và GTNN của hàm số $y = frac{{4{x^2} + 4x + 9}}{{x + 1}}$ trên khoảng $left( { – infty ; – 1} right)$.

Lời giải

Ta có: $y’ = frac{{{{left( {4{x^2} + 4x + 9} right)}^prime }left( {x + 1} right) – left( {4{x^2} + 4x + 9} right){{left( {x + 1} right)}^prime }}}{{{{left( {x + 1} right)}^2}}}$

$ = frac{{left( {8x + 4} right)left( {x + 1} right) – left( {4{x^2} + 4x + 9} right).1}}{{{{left( {x + 1} right)}^2}}}$

$ = frac{{8{x^2} + 8x + 4x + 4 – 4{x^2} – 4x – 9}}{{{{left( {x + 1} right)}^2}}}$$ = frac{{4{x^2} + 8x – 5}}{{{{left( {x + 1} right)}^2}}}$

$y’ = 0 Leftrightarrow frac{{4{x^2} + 8x – 5}}{{{{left( {x + 1} right)}^2}}} = 0$

$ Rightarrow 4{x^2} + 8x – 5 = 0 Leftrightarrow left[ begin{gathered}
x = frac{1}{2},,(loại) hfill \
x = – frac{5}{2},,(nhận) hfill \
end{gathered} right.$

Bảng biến thiên

Vậy

– $mathop {max}limits_{left( { – infty ; – 1} right)} = yleft( { – frac{5}{2}} right) = – 16$

– Không tồn tại giá trị nhỏ nhất trên $left( { – infty ; – 1} right)$.

Ví dụ 5. Tìm GTLN và GTNN của hàm số $y = frac{{2{x^2} – 3}}{{{x^2} + 2}}$.

Lời giải

Tập xác định: $D = mathbb{R}$

Ta có: $y’ = frac{{{{left( {2{x^2} – 3} right)}^prime }left( {{x^2} + 2} right) – left( {2{x^2} – 3} right){{left( {{x^2} + 2} right)}^prime }}}{{{{left( {{x^2} + 2} right)}^2}}}$

$ = frac{{4x.left( {{x^2} + 2} right) – left( {2{x^2} – 3} right).2x}}{{{{left( {{x^2} + 2} right)}^2}}}$

$ = frac{{4{x^3} + 8x – 4{x^3} + 6x}}{{{{left( {{x^2} + 2} right)}^2}}}$$ = frac{{14x}}{{{{left( {{x^2} + 2} right)}^2}}}$

$y’ = 0 Leftrightarrow frac{{14x}}{{{{left( {{x^2} + 2} right)}^2}}} = 0$

$ Leftrightarrow 14x = 0 Leftrightarrow x = 0$

Bảng biến thiên

Vậy

– $mathop {min }limits_mathbb{R} y = y(0) = – frac{3}{2}$.

– Không tồn tại giá trị lớn nhất trên $mathbb{R}$.

Ví dụ 6.Tìm GTLN và GTNN của hàm số $y = sqrt {{x^2} – 25} $.

Lời giải

Tập xác định: $D = left( { – infty ; – 5} right] cup left[ {5; + infty } right)$

Ta có: $y’ = frac{{{{left( {{x^2} – 25} right)}^prime }}}{{2sqrt {{x^2} – 25} }} = frac{{2x}}{{2sqrt {{x^2} – 25} }} = frac{x}{{sqrt {{x^2} – 25} }}$

$y’ = 0 Rightarrow x = 0,(loại)$.

Bảng biến thiên

Vậy

– $mathop {min }limits_D y = yleft( { – 5} right) = yleft( 5 right) = 0$.

– Không tồn tại giá trị lớn nhất trên $D$.

2. Tìm GTLN và GTNN trên một đoạn

1. Phương pháp

Các bước tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số $f(x)$ trên đoạn $[a ; b]$:

1. Tìm các điểm $x_1, x_2, ldots, x_n in(a ; b)$, tại đó $f'(x)$ bằng 0 hoặc không tồn tại.

2. Tính $fleft(x_1right), fleft(x_2right), ldots, fleft(x_nright), f(a)$ và $f(b)$.

3. Tìm số lớn nhất $M$ và số nhỏ nhất $m$ trong các số trên.

Ta có: $M = mathop {max}limits_{left[ {a;b} right]} f(x)$; $m = mathop {min }limits_{left[ {a;b} right]} f(x)$.

2. Các ví dụ

Ví dụ 7. Tìm GTLN và GTNN của hàm số $y = {x^3} – 3{x^2} + 5$ trên đoạn $left[ {1;4} right]$.

Lời giải

Trên đoạn $left[ {0;4} right]$, ta có: $y’ = 3{x^2} – 6x$.

$y’ = 0 Leftrightarrow 3{x^2} – 6x = 0 Leftrightarrow left[ begin{gathered}
x = 2 hfill \
x = 0,(loại) hfill \
end{gathered} right.$

$y(1) = 3$; $yleft( 4 right) = 21$; $yleft( 2 right) = 1$.

Vậy

– $mathop {max}limits_{left[ {1;4} right]} = yleft( 4 right) = 21$

– $mathop {min }limits_{left[ {1;4} right]} y = y(2) = 1$.

Ví dụ 8.Tìm GTLN và GTNN của hàm số $y = – {x^4} + 8{x^2} + 4$ trên đoạn $left[ { – sqrt 5 ;2} right]$.

Lời giải

Trên đoạn$left[ { – sqrt 5 ;2} right]$, ta có: $y’ = – 4{x^3} + 16x$.

$y’ = 0 Leftrightarrow – 4{x^3} + 16x = 0 Leftrightarrow left[ begin{gathered}
x = 2,(nhận) hfill \
x = 0,(nhận), hfill \
x = – 2,,(nhận) hfill \
end{gathered} right.$

$yleft( { – sqrt 5 } right) = 19$; $yleft( 2 right) = 20$; $yleft( 0 right) = 4$; $yleft( { – 2} right) = 20$ .

Vậy

– $mathop {max}limits_{left[ { – sqrt 5 ;2} right]} = yleft( { – 2} right) = yleft( 2 right) = 20$

– $mathop {min }limits_{left[ { – sqrt 5 ;2} right]} y = y(0) = 4$.

Ví dụ 9. Tìm GTLN và GTNN của hàm số $y = frac{{ – 3x + 5}}{{x – 7}}$ trên đoạn $left[ { – 3;0} right]$.

Lời giải

Trên đoạn $left[ { – 3;0} right]$, ta có: $y’ = frac{{16}}{{{{left( {x – 7} right)}^2}}} > 0,,forall x in left[ { – 3;0} right]$.

$yleft( { – 3} right) = – frac{7}{5}$; $yleft( 0 right) = – frac{5}{7}$.

Vậy

– $mathop {max}limits_{left[ { – 3;0} right]} = yleft( 0 right) = – frac{5}{7}$

– $mathop {min }limits_{left[ { – 3;0} right]} y = y( – 3) = – frac{7}{5}$

Ví dụ 10.Tìm GTLN và GTNN của hàm số $y = sqrt {27 – 3{x^2}} $.

Lời giải

Tập xác định: $D = left[ { – 3;3} right]$

Ta có: $y’ = frac{{{{left( {27 – 3{x^2}} right)}^prime }}}{{2sqrt {27 – 3{x^2}} }} = frac{{ – 6x}}{{2sqrt {27 – 3{x^2}} }} = frac{{ – 3x}}{{sqrt {27 – 3{x^2}} }}$

$y’ = 0 Rightarrow – 3x = 0 Leftrightarrow x = 0,(nhận)$.

$yleft( { – 3} right) = 0$; $yleft( 3 right) = 0$; $yleft( 0 right) = 3sqrt 3 $.

Vậy

– $mathop {max}limits_{left[ { – 3;3} right]} = yleft( 0 right) = 3sqrt 3 $

– $mathop {min }limits_{left[ { – 3;3} right]} y = y( – 3) = y(3) = 0$

Ví dụ 11.Tìm GTLN và GTNN của hàm số $y = sqrt { – {x^2} + 8x – 7} $.

Lời giải

Tập xác định: $D = left[ {1;7} right]$

Ta có: $y’ = frac{{{{left( { – {x^2} + 8x – 7} right)}^prime }}}{{2sqrt { – {x^2} + 8x – 7} }} = frac{{ – 2x + 8}}{{2sqrt { – {x^2} + 8x – 7} }}$ $ = frac{{ – x + 4}}{{sqrt { – {x^2} + 8x – 7} }}$

$y’ = 0 Rightarrow – x + 4 = 0$ $ Leftrightarrow x = 4,(nhận)$.

$yleft( 1 right) = 0$; $yleft( 7 right) = 0$; $yleft( 4 right) = 3$.

Vậy

– $mathop {max}limits_{left[ {1;7} right]} = yleft( 4 right) = 3$

– $mathop {min }limits_{left[ { – 3;3} right]} y = y(1) = y(7) = 0$

Ví dụ 12: (ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024) Giá trị lớn nhất của hàm số $fleft( x right) = – 6{x^3} + 27{x^2} – 16x + 1$ trên đoạn $left[ {1;5} right]$ bằng
A. 6 .
B. $frac{{329}}{9}$.
C. $ – frac{{14}}{9}$.
D. -154 .

Lời giải

Ta có: $f’left( x right) = – 18{x^2} + 54x – 16$

$f’left( x right) = 0 Leftrightarrow – 18{x^2} + 54x – 16 = 0$$ Leftrightarrow left[ {begin{array}{*{20}{l}}
{x = frac{8}{3},(nhận)} \
{x = frac{1}{3},(loại)}
end{array}} right.$

Khi đó, $fleft( 1 right) = 6,fleft( 5 right) = – 154,fleft( {frac{8}{3}} right) = frac{{329}}{9}$

Suy ra, $mathop {max}limits_{left[ {1;5} right]} f(x) = fleft( {frac{8}{3}} right) = frac{{329}}{9}$.

Chọn B

Tải Về File

5/5 - (1 bình chọn)
Không có icon nào được chọn.

Xem tài liệu Online

Download Tài Liệu

       

(Dùng pass: tailieuhoc.org để giải nén nếu đòi pass)

Tài liệu Học Tập

Download Tài liệu học tập miễn phí, Bài giảng dạy chất lượng cao ở cấp THPT và THCS. Các chuyên đề, bài tập, đề thi học kỳ, đề kiểm tra 1 tiết, đề thi thử đại học , Đề thi đại học các năm

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button